Peaceful

30/11/2009 § 3 bình luận

It’s a beautiful life

HaJung

30’11’2009

I want to sleep the sleep of the just


Long lanh cô đơn

27/11/2009 § 1 bình luận

Cuộc sống đôi khi thoáng buồn như một tiếng thở dài

…………………

with lots of love

HàJung

27’11’09

Có những nỗi buồn không ai hiểu được :))

24/11/2009 § 1 bình luận

bắt đầu điên ra rồi :))

24’11’09

Thời trang thập niên 70

16/11/2009 § 3 bình luận

72

23_angela_sklee

73

74

75

76

77

78

79

80

81

82

84

86

87

89

90

91

92

93

94

95

5676

154682_01

3589058918_260b6237c2_o

3589059426_7b60826a36_o

200505101523380100_1

200506241702040100_1

f70s

et45

img_3_19_7_1-snownation

16_angela_sklee

57

12_angela_sklee

58

59

60

63

64

65

66

67

68

69

23_angela_sklee

71

miss u…

Độc thoại

05/11/2009 § 1 bình luận

… Bé con, một ngày không báo trước, chị sẽ đi khỏi mặt đất này. Cũng như tỉ tỉ linh hồn đã từng có quốc tịch trái đất, chẳng lưu lại gì. Chị sẽ mang theo tất cả ký ức, để một ngày nào đó, lại tìm thấy người em gái chị yêu quý nhất trên đời…

Mẹ sinh Ngà Voi vào mùa thu. Em trắng trẻo khác hẳn chị, nên bố đặt tên Ngà, mọi người trêu là Ngà Voi, gọi mãi thành tên của em ở nhà. Ngà Voi là một cái tên rất hay đối với chị, không phải ngà của con voi mà là chú voi con tên Ngà. Mẹ vẫn đùa là đẻ rơi ở ngoài chuồng lợn. Ngà không thích thế, em bảo em phải sinh ra ở trên nóc nhà như con mèo con ấy chứ.

Ngà Voi tuổi mèo, ngoan, đôi mắt to đen hay cụp xuống vì bẽn lẽn. Nếu nhìn thấy bác Sình “vua rừng xuống núi” là rối hết cả lên, khuôn mặt trông tội nghiệp lắm. Bác Sình là chồng bác Sen, người to béo nhất làng “hai lăm”. (Làng mình nằm dọc theo đường quốc lộ, giữa làng là cột mốc km25 nên gọi thành tên như thế). Bác Sình thường đánh bộ quần đùi, áo mayô sang chơi cờ với các chú nhà mình. Đến giờ mẹ vẫn nhớ có đứa con nhà cô Hương Tỵ đang chơi dưới ruộng, nhác thấy bác đi qua, cuống cuồng leo lên bờ chạy, trèo lại ngã, lại trèo, lại ngã, tối về sốt li bì. Ngà Voi đã ba tuổi rưỡi, em hay hỏi, hay nói láu táu với chị và mẹ nhưng hễ gặp người ngoài là xấu hổ chun cái cổ lại, nép rụp vào sau lưng chị. Em có mái tóc mỏng tơ, loe hoe màu vàng và rất mềm, chị vuốt tóc em một lúc rồi dắt em ra sau nhà ngắt cọng cỏ để em gọi bắt châu chấu cho chim sáo ăn.

Chị hơn em ba tuổi, đang đi học lớp hai, mẹ phân công mỗi buổi sáng dẫn em đi nhà trẻ. Mấy hôm sau chị phát hiện em hay hát một mình những bài hát mà mẹ chưa dạy bao giờ, chắc là học ở lớp. Chị kể với mẹ, mẹ viết thư báo cho bố. Bố đang đi học xa mấy tháng nữa mới về, chắc là bố vui lắm.

Ngà thích nghe kể chuyện, em thường thức muộn, bắt chước con mèo thức đêm đi bắt chuột. Mẹ hay phải kể cho em nghe chuyện cổ tích, nghe mãi chuyện Tấm Cám em bảo không thích mẹ kể, vì cô Tấm ác quá. Chị kể cho em những chuyện thường ngày mà chị thấy. Bằng một sự tương đồng nào đấy, em là thính giả đặc biệt rất ủng hộ những chuyện không ra đầu ra cuối của chị. Em hay hỏi những câu làm chị phải nghĩ. Chị sợ em lớn sẽ không thể thoả mãn đòi hỏi hiểu biết của em. “Chị ơi, con thạch sùng nó cứ treo ngược lên thế, đến tối nó ngủ làm sao? Nhà nó ở đâu, mùa đông nó đi tất thế nào, ai đeo tất cho nó, bố nó có đi học xa không, em là mèo thì thạch sùng phải gọi em bằng bác ấy nhỉ?”. Hai chị em hay trò chuyện về thạch sùng. Hễ mẹ giục ngủ là em lại đổi giọng thầm thì, cứ thì thào thế đến khi mẹ vén màn thổi tắt ngọn lửa trong cái bóng đèn thuỷ tinh hắt lên bức tường quầng sáng tròn tròn màu trứng gà.

Có một ngày hai chị em không nói về chủ đề thường lệ nữa. Bố về. Bố về là mọi chuyện khác hẳn. Hôm ấy thế nào cũng có thịt gà. Mẹ không phải dặn trước mỗi bữa: Một bát cơm hai miếng thịt thôi nhá! Hôm ấy cũng sẽ không có cơm độn. Chị em mình hiếm khi phải ăn độn vì mẹ chỉ để một lớp sắn bào lên trên cơm, đến bữa xới hết vào bát của mẹ. Bố về chặt tre dựng dàn mướp, thừa thì vót đũa, còn lại đóng ghế ngồi cho hai con gái rượu. Bố khác mẹ, không đánh mắng mà chỉ nói. Bố lại hay đi xa, về nhà là hai chị em quấn quýt lấy không muốn rời. Bố là tuyệt vời nhất, cái gì cũng biết, cái gì cũng làm được và luôn luôn là đúng. Bố hiểu chị em mình nhất. Bố thường ôm con út thủ thỉ vì con út bé bỏng, ngoan ngoãn. Bố hay cho em đi theo ăn cỗ, em có một giai thoại lưu truyền trong làng về việc ăn dè. Không ai đi ăn cưới mà “hai miếng thịt một bát cơm” như em.
Bố mang về cái máy ảnh, rủ chị em mình đứng làm mẫu cho bố chụp. Em và chị đứng bên vườn, trông như hai cây chuối non. Nhưng chụp riêng thì không được. Em bẽn lẽn vân vê vạt áo, mặt cúi gằm. Dỗ mãi mới chịu đứng bên bụi hoa dạ hương, mắt cúp xuống, ngón tay cầm một cái hoa trông điệu ơi là điệu. Trong khi chị hớt hải chạy tìm áo đẹp thì em lại úp mặt vào cánh cửa để khỏi bị chụp ảnh.

Bố đi học không bao lâu thì xảy ra chuyện. Mẹ xuống cánh đồng làng trồng rau muống ở mấy thẻo ruộng xấu bỏ không. Hai chị em được gửi chơi với mấy chị em con nhà chú Sơn “hói”. Nhà chú ở trên đồi chè, có mỗi cái sân bé tí tẹo, hai chị lớn chơi chắt mãi cũng chán, vì em và Hoà còn bé quá không biết chơi chỉ ngồi chầu rìa. Điệp hơn chị một tuổi, Hoà cũng hơn em một tuổi. Cả bọn dắt nhau vào nhà ông bà Toàn, là ông bà nội của Điệp và Hoà. Nghe chị nói mẹ ở gần đấy nên em rất háo hức theo mọi người. Đường đến nhà ông Toàn rất dễ đi, cứ thẳng đường làng đến khi thấy ngôi nhà thờ thì rẽ xuống. Bảo Hoà ở lại đi với em, chị chạy trước Điệp. Đứa nào đến trước sẽ được ăn toàn quả chín. Hai chị mải mê tìm cây chọc ổi, đến khi hỏi em đâu thì Hoà bảo “không biết”. Chị vội vã chạy ngược lại tìm, nhưng không có em ở đó. Chị lo lắng nghĩ tới mẹ mìn và ông ba bị. Em bé bỏng thế, có thể bị lừa bắt đi rồi. “Mẹ ơi, em Ngà bị… lạc rồi!”. Chỉ mới nghĩ thế thôi, chị đã mếu máo, vừa đi vừa nhìn vào cổng các nhà, gọi mãi: “Ngà ơi, Ngà ơi, Ngà Voi ơi!…”.

Hay là em ngã xuống ao? Chị nhìn mặt ao một lúc, quyết định chạy đi tìm mẹ. Chị có tìm hết đường làng cũng không thể thấy em nữa. Nhìn thấy mẹ, Ngà Voi khóc nức nở. Chắc em tủi thân lắm. Khi chị hớt hải đến nơi, thấy em ngồi bên bờ ruộng, vẫn còn nấc, nước mắt nước mũi ngoe ngoét, mấy cái tóc tơ bết vào hai má. Nhìn thương quá. Đấy không phải lần duy nhất chị thắt tim bởi cái cảm giác sẽ không còn được gặp em nữa. Mỗi lần nghe mẹ kể lại chuyện này, chị lại rơm rớm nước mắt. Biết lấy gì đền em cho đủ?

Khi nhà mình chuyển vào Nam, em đi học lớp một. Tóc đã dày hơn một tí, rất mềm, mẹ lấy dây thun buộc thành hai túm bé tẹo teo.

Hồi đó bố ở ngoài Bắc công tác, mọi việc trong nhà một mình mẹ gánh vác. Các chú chưa có vợ nên chập tối, bà bắc nồi nấu cơm là tấp tểnh tắm táp rồi ăn cơm nguội đi “tán gái”. Khi còn bé, chị cho đó là điều hiển nhiên. Đến tối là các chú đi, có hôm mưa cũng đi, đêm về lại mò cơm. Chị em mình chỉ mong các chú tán được càng nhiều cô càng tốt, không hiểu chuyện tình cảm nam nữ là thế nào. Chị và em luôn nghĩ việc bố công tác xa là điều tất yếu, việc mẹ chăm lo cho cả nhà, thêm hai đứa con gái nhỏ, cũng là tự nhiên. Mẹ là dâu trưởng, mẹ là người lớn, mọi việc mẹ đều làm được, mẹ có một sức mạnh đặc biệt, không bao giờ sợ bất cứ ai trên đời, trừ bà nội. Đôi khi thấy bà nội ngồi nói mà mẹ dấm dứt khóc ở trong buồng; hai đứa cứ chạy qua chạy lại, không biết phải bênh ai. Năm ấy mẹ khoảng ba mươi tuổi. Khi nào chị ba mươi tuổi, chị không thể làm được những việc như mẹ đã làm. Chị cũng không đủ sức nghĩ đến tuổi ba mươi của mình nữa…

Ngà Voi đi học, dạn dĩ dần đi.

CAM06MAU

Em càng lớn càng có nhiều bạn hơn, hay cãi chị hơn. Từ bao giờ chúng mình không nói chuyện về thạch sùng nữa. Ngoài chuyện bao giờ bố vào thì chủ đề chung lớn nhất của hai chị em là mấy đứa em họ đang ở ngoài quê. Tết trong miền Nam thường là có bố, không đi tảo mộ nhưng mà có bố ở xa về, có quần áo mới. Em có nhớ chị em mình học nói tiếng Nam rất nhanh, nhưng không gọi bố là “ba”, mẹ cũng vẫn gọi là “mẹ” thôi? Đến bây giờ chị mới hiểu. Đi khỏi làng từ năm chín tuổi mà mãi về sau, con người chị hoàn toàn là của miền trung du sỏi đá ấy.

Em thì khác. Em tiếp thu tất cả mọi thứ ở mỗi vùng quê mà gia đình bé nhỏ của chúng mình đến ở một cách nhanh chóng. Càng ngày em càng tách xa khỏi chị. Các trận khẩu chiến của chị em mình ngày một căng thẳng, bố mẹ không thể dung hoà được. Mọi người cho rằng em tuổi mèo, chị tuổi chuột nên không hợp nhau. Giống mẹ ở tính chăm chỉ tháo vát, tuy nhỏ tuổi hơn, em luôn dị ứng với thói ham chơi lười học của chị. Các việc nhà chị hay tìm cách “nhường” em, còn khoản ăn uống thì đừng mơ, sau gáy chị có một cái đuôi dế, là bằng chứng nhận về sự tham ăn. Hôm nọ em vừa hát “Em tham ăn vì em giống chị. Chị tham ăn vì em rất tham…” thật là dễ thương, nghe như một sự chia sẻ.

Năm em mười tuổi, không quan tâm chị đã đến lúc cần một không gian riêng trong căn phòng tập thể bé tí tẹo của bố ở cơ quan. Em thường tự nhiên lục lọi góc bí mật của chị để lấy mấy cây bút màu làm bài tập vẽ, hay ít giấy chị cắt cẩn thận để viết thư. Chị bắt đầu mộng mơ một nụ cười, một ánh mắt, chị thường dõi theo bóng một người, chị viết nhật ký vì không thể nói với em được. Người đó ở cách nhà mình có hai căn phòng. Em cho là vớ vẩn. Em đọc nhật ký, lấy đó chế giễu chị. Chị đốt cuốn sổ đầu tiên, khóc rất nhiều. Em hối hận nhưng không xin lỗi. Em bướng bỉnh và hiếu thắng.

Nhiều lúc chị nghĩ chỉ một mình em là con đẻ của bố mẹ, chị là cái gì thừa thãi và xấu xí nhất trần đời. Ơ lớp, thầy dạy toán lúc nào cũng móc máy, cô dạy tiếng Anh thì chì chiết, cô dạy hoá làm tim chị đập loạn nhịp… Chị thường ra cầu Yên Biên, nhìn dòng nước xoáy đục ngầu. Chị không biết bơi, có điều nước hơi bẩn, mấy lần ra đấy, tưởng tượng cảnh đám ma của mình, khóc, rồi về.

Trường học đối với chị như một địa ngục. Nơi ấy chị âm thầm giấu mối tình tuyệt vọng với thầy giáo trẻ mới về dạy. Chị không nói với em điều đó. Em viết nhật ký sau khi làm hết tất cả bài tập, em kể với chị về các bạn gái thân, các bạn gái không ưa em trong lớp. Tất cả chúng đều ghen tị với em vì em chơi thân với bọn con trai, lại còn học giỏi. Chị biết em có thể chịu đựng được những đố kị đó. Em là người đối xử với chị tốt nhất trong suốt năm chị rớt đại học. Mẹ nói thi lần nữa không đỗ thì cho xuống trang trại đi chăn bò. Em nhường chị bàn học trên tầng, chuyển sách vở xuống nhà học trên tấm phản. Căn nhà mới mua bài trí sơ sài, em dán lên tường tranh ảnh và viết tên em trên đó, giống như trên bìa sách vở của em. Tên chị và tên của bạn trai em thi thoảng được ghi cùng. Em luôn luôn rất bận rộn. Khi chị đi học xa, em còn bận bịu hơn thế.

Có một điều thay đổi là cách chúng mình nhìn nhau. Chị biết chị chỉ có một gia đình và một người em gái ruột thịt trên đời. Ơ trường, chị hay nhận được thư em, với một cách viết nghịch ngợm, trẻ trung, hóm hỉnh. Em kể cho chị chuyện ở lớp, các bạn gái đã bắt đầu nhìn em bằng con mắt khác như thế nào sau đợt diễn văn nghệ và thi đấu cầu lông cấp trường. Em khoe: “Ngà thế này thôi mà có mấy anh xin chết”. Chị bảo em phải cẩn thận. Em bảo em biết mà. Thi thoảng chị bảo với bạn bè là chị nhớ em, mai phải đón xe về chơi với em một buổi. Em là cô bé mà chị ao ước nhưng chưa bao giờ trở thành. Còn em nói chỉ có chị là bạn thân nhất thì lại không ở bên. Bạn chị bảo: “Bồ thật hạnh phúc vì có đứa em yêu thương mình như thế”. Chị cười, em là con mèo thích vờn chuột thôi mà. Có những lần đọc thư em, chị đã khóc. Em bảo bạn trai em không quan tâm và không tin em, trong khi em có một mình, không có bạn thân và không có chị.

Em hiểu chị đã nguội lạnh thế nào khi gặp lại người con trai mà chị yêu thầm từ cái ngày đi ôn thi, khuyên chị nhận lời đi, mộng mơ cách thực tế có một tí thôi mà. Tình yêu đó không được bao lâu. Những kỷ niệm đẹp tuyệt không che giấu nổi bản chất lăng nhăng nơi con người tài hoa. Chị chia tay. Thất vọng ghê gớm. Những người khác nữa đến với chị. Họ không gắn lành niềm tin đã vỡ, chỉ làm trái tim chị thêm hoang mang. Em bảo nghỉ một chút đi, hay là yêu anh bộ đội theo đuổi chị từ hồi cấp ba cũng được, bố mẹ đều ưng cả rồi. Chị biết người ta tốt, nhưng làm sao được, tốt thôi chưa đủ.

Những ngày chị ốm nằm viện, em mới bắt đầu làm quen với giảng đường đại học.

Bệnh chị ngày càng nặng hơn. Chị nhớ anh ấy quá. Chị đã mơ rất nhiều cái ngày mình là cô dâu, tóc búi cao hiền thục, hạnh phúc đi bên người mà mình yêu thương trước sự chứng kiến của tất cả họ hàng. Không muốn nghe chị kể, em bỏ ra ngoài. Không phải em không còn muốn nghe những câu chuyện của chị, luôn kết thúc bằng tiếng thở dài hoặc nước mắt. Em chạy đi để khóc, phải không?

Sau tai nạn, người ta đã không thể cầm máu cho anh ấy, cũng như bố mẹ và em không cầm giữ được số mệnh chị. Mẹ cứ luôn mồm nói rằng bà bói bảo chị sống thọ lắm. Mẹ không muốn chấp nhận sự thật. Mẹ oán trách anh ấy. Chị nhìn thấy trên vai em trách nhiệm chất chồng. Giờ em là kỳ vọng của cả nhà. Năm mười tám tuổi, chị không phải cố cười khi lòng muốn khóc, không phải trông nom một người bệnh chẳng ai muốn đến gần, không phải làm cột trụ cho bố mẹ mình. Chỉ còn mình em tỉnh táo nhất nhà, em phải học cho cả chị. Em gánh vác ước mơ của chị.

Chị chuyển về nhà. Không khí càng căng thẳng hơn khi hàng xóm nghe phong thanh chuyện chị. Giá chị có thể thay đổi được. Cuộc đời không nhỏ như cái làng “hai lăm” của chúng mình, một bước ra ngoài có bao nhiêu bất trắc. Chị yêu và chị tin, đó là hậu quả không ai ngờ bắt nguồn từ một lời rủ rê của bạn bè mà anh đã có lần thú thật với chị.

Em gái ơi, con người ta ai chẳng có phút yếu lòng? Em tha thứ nhưng em đừng như chị. Nếu là người ở ngoài cánh cửa, có lẽ chị cũng nhìn vào nhà với ánh mắt như vậy. Có điều chị không ngăn được tim mình quặn đau khi thấy thằng cò Kiên chơi ngoài hè, định đưa tay bế thì mẹ nó gọi về. Em có tưởng tượng được không, giọng chị ấy thất thanh như giằng nó từ tay tử thần. Chị chỉ hơi bàng hoàng thôi, còn mẹ đã khóc. Chị nghe tiếng nghẹn ngào dưới bếp. Có lẽ mẹ nhớ chị có lần ba hoa sẽ đẻ một đội bóng đá cho bố làm huấn-luyện-viên-ông-ngoại. Bố thích nhà đông con cháu, mà em chỉ muốn có một đứa bé thôi. Buồn cười thật, hồi đó chị em mình cùng có ý nghĩ sẽ nối nghề bố, để khi về già, bố không tủi vì không có người nối dõi tông đường. Chị có kịp cầm trong tay tấm bằng đại học của mình không nhỉ? Mỗi ngày trôi qua dài thật là dài.

Hằng đêm, chờ mẹ tắt hết điện, chị thắp đèn dầu nằm nhìn mãi lên trần nhà, gọi các chú thạch sùng thuở bé thơ, thầm kể với chúng về em. Chị soi bóng nắm tay trên tường, không sao giống những ngón tay bé xinh của em ngày ấy được. Chị thèm có lại cái cảm giác những đầu ngón tay nhỏ nhỏ mềm mềm của em cọ vào lòng tay mình. Ngày ấy em bé đến nỗi có thể nằm vừa trong một cái nia xảy gạo bé nhất, nói chuyện với chị và ngủ trong khi chị nấu cơm chờ mẹ đi làm về.

Ôi em bé con, sao mà em ngủ ngon thế? Chị gái bảy, tám tuổi của em không dám ngoái nhìn phía sau: Cái khung cửa rộng hoác như mồm yêu quái, chứa bao nhiêu điều đáng sợ với trí tưởng tượng của chị. Chị chỉ có em và bếp lửa. Em ngủ rồi, má hồng ánh lửa, hơi thở nhẹ như một chú mèo chưa đến ngày mở mắt. Chị nắm lấy tay em ấm áp. Chị cò cưa búp tay ấy lên tay mình, thậm chí cả những ngón chân xinh của em nữa.

Em có biết không? Khi ngủ, em nắm hờ đôi tay. Trông như chim cơm xôi mà bố hay nắm cho chị và em mỗi sáng khi bố ở nhà. Ngón tay em và nắm tay em thơm: Mùi đất, mù gio, mùi nhọ nồi, hay mùi lá dứa, mùi hoa chè, mùi quả xoan… Cộng với mùi của em gái bé bỏng nữa. Tất cả thân thương ấy lan sang tay chị, thấm vào chị. Chị “nói chuyện” với em bằng cách ấy, để chống lại đôi mi mắt díp lại trong một nỗi sợ hãi mơ hồ.

Khi còn đi học, quá mệt mỏi, hoặc bị tổn thương không đủ sức đi tiếp, chị lại về tắm trong ao nước thần gia đình. Trú dưới bóng rợp bao la ấy, chị tìm thấy nụ cười của mình trên môi em. Chị tự hỏi một con chuột có bao giờ yêu con mèo như chị yêu em không?

Và đến giờ này, cuộc sống gửi đến cho chị thông điệp ngắn ngủi đầy ý nghĩa. Mỗi ngày sống trên trái đất này của chị chỉ đủ dành cho yêu thương. Chị vô tâm không biết sứ mệnh được trao cho mỗi con người khi sinh ra. Giờ đây chị phải trả về những gì mình không đáng nhận. Ai cũng sợ kiếp sống của mình quá ngắn ngủi, nhưng nó đã đầy khi người ta nhận ra mình đến thế giới này để làm gì.

Bé con, một ngày không báo trước, chị sẽ đi khỏi mặt đất này. Cũng như tỉ tỉ linh hồn đã từng có quốc tịch trái đất, chẳng lưu lại gì. Chị sẽ mang theo tất cả ký ức, để một ngày nào đó, lại tìm thấy người em gái chị yêu quý nhất trên đời. Chị sẽ kể về em cho đến ngày chị không còn nhớ mình là ai nữa, để em trở thành cô bé bất tử. Ngà Voi ạ. Tên em mãi là một báu vật đối với riêng chị.


22.6.2006

Truyện ngắn của Nguyễn Thị Cẩm
Lao Động cuối tuần [số 7 ngày 23/9/06]

Lên cao

05/11/2009 § Bình luận về bài viết này

Càng lên cao, núi non càng vời vợi. Nghĩ ngợi mông lung, bước cao bước thấp, lòng rỗng không. Thiên hạ đua chen lên đây, chỉ để nhìn ngắm sự hùng vĩ của trường thành không biết bằng cách nào người ta xây lên được. Còn anh lên đây, chỉ để thấy sự nhỏ bé tận cùng của một kiếp người.

Người ta nô nức chụp ảnh, nở những nụ cười cấp số nhân. Còn anh trầm tư bên cụm mây trắng. Lòng người quá nhiều xáo động, trước cảnh đẹp hùng vĩ cũng trơ như đá. Đành thu non nước vào trong chiếc máy ảnh, chụp lấy chụp để đem về. Phát hiện ra mình chỉ toàn nhìn mọi vật qua cái khung hình bé tí ấy mà thôi. Cảnh thật dường như luôn làm cho anh bị chắn giữa một tấm vách phủ mờ, không thể nào nắm bắt được.

Ngày trước, anh từng lên núi cao, ngoảnh nhìn bốn phương mà chỉ ước mình bay. Anh đã có cảm giác sẵn sàng cười lên mọi nỗi sợ hãi của đời thường, một khi mắt đã chạm vào một thinh không bao la thoáng đãng, vô vi như vậy. Nhưng giờ đây, cảm giác đó không còn trong anh nữa.

Đứng trước sự vĩ đại, người ta vẫn thường co rúm lại. Anh chỉ biết, nếu mình không có mặt trên đời này thì cũng chẳng ai hay. Anh đã sống như thế nào, đã khổ sở vì những điều gì, đã rũ sạch những ham muốn trần tục ra sao, tất cả dường như đơn giản như cái nắng gay gắt ngoài kia, như con đường trường thành ngoằn ngoèo xa tít, như những bàn chân tiếp tục đặt lên những bậc thang vút dựng, đi mãi không cần biết sẽ đến đâu.

Những tiếng người chạy lao xao trong đầu anh, những gì anh đã quên chợt quên hẳn, gì đã gài vào bộ nhớ chừng như cũng lạc lối. Con người lạc đường về trong thế giới của chính mình. Lạc mà vẫn đi, đi vì chạy trốn ký ức, nỗi xấu hổ, chạy trốn quê hương bản quán, hy vọng gì đó ở một tương lai vô định. Khi trở về, cái quê hương bản quán mới sẽ chỉ là tường thành hun hút của cô đơn mà thôi.

Người ta vẫn tiếp tục leo núi, để xin cho được hai chữ hảo hán. Còn anh lặng lẽ trở xuống, có cảm giác như mình đánh mất điều gì. Từ lâu, anh đã bỏ rơi những ý nghĩ của mình, thì nay, thói quen đó lại khiến anh hoảng sợ. Rất có thể, anh chỉ thực suy nghĩ khi đứng ở trên cao ấy, còn khi ra về, não lại toàn những chữ trắng tinh…

Minh Thi
Lao Động cuối tuần [số 29 ngày 29/7/2007]

Where Am I?

You are currently viewing the archives for Tháng Mười Một, 2009 at Hà Jung | She's gone forever.